HỆ THỐNG TĂNG ÁP TRONG CÁC CÔNG TRÌNH

ĐẶT VẤN ĐỀVỀ HỆ THỐNG TĂNG ÁP TRONG CÔNG TRÌNH:

   Đối với các tòa nhà cao tầng và nhà máy công nghiệp, khi có hỏa hoạn xảy ra, mọi người sẽ chạy vào các khu vực thoát hiểm để đảm bảo an toàn. Một trong những yêu cầu tối thiểu trong việc vận hành các công trình, đó là khi sự cố xảy ra, tòa nhà đó phải tự đứng vững và đảm bảo an toàn cho con người bên trong trước khi có lực lượng cứu hộ đến – hoặc phải tự đứng vững để đảm bảo cho con người trong đó kịp thoát ra ngoài. Khu vực thoát hiểm có thể là cầu thang thoát hiểm, hành lang thoát hiểm, vùng cách ly với yêu cầu tối thiểu là cách ly được hỏa hoạn, đảm bảo đủ dưỡng khí cho con người trong quá trình di chuyển khỏi khu vực có cháy. Yêu cầu đó đặt ra vấn đề trang bị hệ thống tăng áp nhằm mục đích đảm bảo dưỡng khí cho người thoát hiểm.

KẾT CẤU CỦA HỆ THỐNG TĂNG ÁP TRONG CÔNG TRÌNH:

Kết cấu cơ bản của hệ thống tăng áp bao gồm:

– (1) Quạt cấp gió

– (2) Hệ thống đường ống dẫn gióphụ kiện

– (3) Họng cấp gió kèm cửa gió, van gió

– (4) Van xả áp

Loathanhduct Cua gio tang ap cau thang

HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG TĂNG ÁP:

   Khi có hỏa hoạn xảy ra, cảm biến của hệ thống phòng cháy chữa cháy truyền tín hiệu cho quạt cấp gió (1), quạt lập tức hoạt động. Quạt hút gió phải được đảm bảo lắp ở các vị trí cách ly với đám cháy để đảm cung cấp được không khí sạch cho khu vực thoát hiểm, thông thường là ở mái của công trình hoặc khu vực sát mặt đất. Khí tươi được dẫn tới khu vực thoát hiểm thông qua hệ thống đường ống dẫn gió và các cửa gió. Ngoài tác dụng cấp dưỡng khí cho vị trí thoát hiểm, hệ thống tăng áp còn có tác dụng tạo áp suất dương (+) nhằm ngăn ngừa sự xâm nhập của khói vả nhiệt của đám cháy. Tuy nhiên, nếu áp suất không khí lớn quá sẽ làm cho người thoát hiểm chỉ hít vào mà không thể thở ra, gây cảm giác khó thở. Khi đó các van xả áp sẽ tự động bật mở để làm giảm áp suất không khí cho khu vực. Vị trí lắp đặt van xả áp (4) thông thường là nằm trên tường của cầu thang – hành lang thoát hiểm hoặc nằm trên đường ống cấp gió và đảm bảo xả được khí ra bên ngoài; áp suất mở của van được cài đặt theo yêu cầu. Đối với các công trình đòi hỏi tính thẩm mỹ cao, cửa gió thông thường là cửa hai lớp nan kèm van gió OBD.

Tin Liên Quan